Câu hỏi tiếp theo cũng thường được đặt ra là “Điểm khác nhau giữa phần mềm Photoshop và Lightroom là gì?”. Mặc dù cả hai phần mềm này đều được sử dụng rộng rãi trong cộng động nhiếp ảnh gia nhưng mỗi cái lại có những tính năng độc đáo riêng biệt và khác nhau ở nhiều điểm cơ bản. Hiểu rõ sự giống và khác nhau của hai phần mềm này sẽ giúp bạn lựa chọn được phần mềm phù hợp cho từng nhu cầu.
1. Xử lý tệp:
Một trong nhữgn điểm đặc trưng khiến Lightroom khác biệt với Photoshop là nó không thực sự chỉnh sửa ảnh gốc của bạn hay chuyển ảnh của bạn sang một vị trí khác trong máy tính. Thay vào đó, tất cả những sự thay đổi về ảnh của bạn sẽ được lưu vào một tệp riêng được gọi là Catalog. Nó giống như một quyển sách hướng dẫn cách bạn đã thực hiện với mỗi bức ảnh. Sau khi bạn thêm một vài kiểu chỉnh sửa như bộ lọc xuyên tâm hay bút vẽ chỉnh sửa thì Lightroom sẽ lưu bức ảnh đã được chỉnh sửa vào một cơ sở dữ liệu khác trong khi file ảnh gốc vẫn được giữ lại. Kỹ xảo này được gọi là chỉnh sửa không phá hủy. Đây là điểm khác biệt rõ rệt giữa Lightroom với Photoshop.
Vì vẫn giữ được tấm ảnh gốc không thay đổi gì nên bạn có thể sử dụng nó để chỉnh sửa lại bất cứ khi nào bạn muốn. Các chỉnh sửa trong Lightroom là một bộ hướng dẫn cách xử lý các tệp, tương tự như một cuốn sách công thức sẽ hướng dẫn cách làm các thức ăn như bánh hay thịt hầm. Sau khi đã chỉnh sửa xong bức ảnh mong muốn ở Lightroom thì bức ảnh sẽ được xuất ra các ứng dụng để in, chia sẻ hay đăng lên mạng. Bởi vì bức ảnh gốc vẫn còn trong máy tính của bạn nên bạn có thể mở lại Lightroom và chỉnh sửa lại bức ảnh tùy ý.
Một lợi ích khác của Lightroom là file để lưu ảnh chiếm khá ít lưu lượng trong máy, thường chỉ khoảng vài trăm megabyte dù bạn có hàng trăm bức ảnh trong Lightroom.
Mặt khác, Photoshop lại hoạt động khá trái ngược. Khi bạn sửa các ảnh có đuôi JPG, PNG hay RAW trong Photoshop thì có nghĩa là bạn sẽ thay đổi hoàn toàn ảnh gốc. Nếu không bạn sẽ phải lưu bản sao chép dưới dạng PSD, nó sẽ chiếm tầm vài chục megabyte một tấm. Tệp PSD này chứa tất cả các thay đổi đã được thực hiện với các bức ảnh. Nếu muốn chia sẻ những bức ảnh này thì bạn phải lưu chúng dưới dạng tệp JPG, PNG,… Khi cần thiết, nếu bạn muốn chỉnh sửa mà không phá hủy ảnh cũ thì bạn sẽ kết thúc quá trình với ba tệp tách biệt: tệp RAW ảnh gốc và bản sao chép cuối cùng được lưu dưới dạng có thể chia sẻ được ngoài trừ dạng PSD.
Quá trình xử lý của hai phần mềm trên bề ngoài có vẻ tương tự nhưng lại có một điểm khác biệt cơ bản. Ở Lightroom, tất cả các thay đổi của mọi bức ảnh đều được lưu vào cùng một tệp và có có lưu lượng tương đối nhỏ. Còn trong Photoshop thì mỗi bức ảnh được chỉnh sửa sẽ được lưu vào một tệp riêng biệt. Điều này có nghĩa là khi bạn tiến hành chỉnh sửa nhiều ảnh trong Photoshop thì sẽ chiếm lưu lượng hơn hẳn và sẽ kết thúc với nhiều phiên bản từ một bức ảnh gốc. Vậy bạn có chọn sử dụng Photoshop thay Lightroom không?
2. Các công cụ chỉnh sửa:
Phần mềm Lightroom giống như một chiếc xe địa hình mà bạn có thể nhìn thấy ở một vài nông trại. Nó chạy nhanh, linh hoạt và được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau như kéo các vật nhỏ hay kéo xe cày cỡ bé. Những nó lại không phù hợp với khối lượng công việc nặng nhọc hơn ở các nông trại đồ sộ như vận chuyển các bó cỏ khô lớn, kéo một tàu ngựa hay cày qua tuyết và bùn.
Gần một thập kỉ trước, Adobe nhận ra rằng không phải ai cũng cần đến các khả năng của Photoshop, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia cần chỉnh sửa nhanh chóng hàng trăm bức ảnh cho sự kiện. Điều mà các thế hệ nhiếp ảnh gia kĩ thuật số yêu cầu là các công cụ chỉnh sửa cần thiết của Photoshop được gói gọn trong một đơn vị dễ sử dụng. Và thế là Lightroom đã ra đời.
Photoshop bao gồm một danh sách hoành tráng với các bộ lọc, bút vẽ và các công cụ khác, cho phép bạn thể hiện mọi chỉnh sửa và thay đổi với bức ảnh của mình. Nhưng quan trọng hơn là Photoshop hoạt động bằng cách để bạn chỉnh sửa trên các layer do bạn tự tạo. Tuy nhiên, làm việc với layer sẽ giúp bạn kiểm soát chính xác hơn về các chỉnh sửa với ảnh.
Một thí dụ điển hình, khi bạn muốn thêm hiệu ứng làm mờ nền vào ảnh. Với Lightroom bạn chỉ cần nhấp vào phần “Vignette” và thay đổi một vài thông số cơ bản như lượng, kích cỡ phần không bị làm mờ và làm mờ dần từ trung tâm ảnh như thế nào. Nó là một giải pháp nhanh chóng và không hề rắc rối.
Để làm điều tương tự như vậy trong Photoshop thì bạn phải thêm một layer đặc biệt cho bức ảnh của bạn, nó được gọi là một Layer điều chỉnh, ví dụ như Layer các mức độ. Sau đó, bạn sẽ phải điều chỉnh các thông số để làm tối bức ảnh ở phần hightlights và toàn bộ, rồi thêm một layer chỉ làm tối các góc ngoài. Bạn cũng có thể thay đổi độ chắn sáng của layer (làm sáng hiệu ứng) hay chế độ pha trộn, hoặc bạn có thể thêm Layer Dodge và Burn – và nó mới chỉ là khởi đầu. Trong khi các bước bổ sung ở trên dường như quẩn quanh vô vọng, nếu bạn càng học nhiều về cách sử dụng công cụ trong Photoshop thì bạn sẽ càng có thể kiểm soát quá trình chỉnh sửa tốt hơn.
Với tất cả các lựa chọn và đặc tính ở trên (bao gồm hỗ trợ cả soạn văn bản, dạng 3D và video), Photoshop là một phần mềm lý tưởng cho hầu hết các tình huống chỉnh sửa ảnh. Lightroom thì chọn lọc trong số các công cụ của Photoshop để cho ra những tiện ích mà các nhiếp ảnh gia hay sử dụng nhất. Đó là một lý do khiến nó thu hút nhiều tín đồ nhiếp ảnh.
3. Quy trình làm việc:
Bỏ qua vấn đề về các tính năng và xử lý tệp, con át chủ bài khiến Lightroom vượt trội hơn hẳn so với những phần mềm khác là ở giải pháp mấu chốt trong quy trình làm việc của Lightroom đối với các nhiếp ảnh gia. Vì được thiết kế chuyên biệt cho nhu cầu của các tín đồ và nhà nhiếp ảnh học chuyên nghiệp nên Lightroom có thể xử lý được mọi vấn đề từ việc nhập ảnh từ thẻ nhớ của bạn đến việc sắp xếp, chỉnh sửa, chia sẻ và cuối cùng là in ảnh ra. Nó hỗ trợ các từ khóa và thư mục ảo để bạn có thể theo dõi các bức ảnh của mình và bạn thậm chí có thể sử dụng nó để tạo trình chiếu hoặc album ảnh. Nhiều nhiếp ảnh gia, thậm chí là các chuyên gia, sẽ không động đến Photoshop trong hàng tuần có khi là hàng tháng liền vì Lightroom có thể đáp ứng mọi nhu cầu của họ.
Trái lại, Photoshop lại không hề chuyển được tệp, không sắp xếp ảnh hay tạo trình chiếu và album ảnh được. Nhưng cái gì cũng có hai mặt. Không có phần mềm nào có thể theo kịp về sức mạnh chỉnh sửa ảnh của Photoshop. Tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng Adobe Bridge để xử lý một vài nhiệm vụ như nhập các bức ảnh và sắp xếp phương tiện truyền thông kĩ thuật số trong máy tính của bạn. Khi nó đi đôi với Photoshop thì sẽ cho ra một trải nghiệm quy trình tương tự Lightroom nhưng thông minh hơn. Nó không đơn giản như việc sử dụng một mình Lightroom mà nó cung cấp một mức độ tự động ban đầu ngược lại để xử lý thủ công tất cả tệp PSD, JPG và các tệp ảnh khác của bạn.
Vậy phần mềm nào phù hợp với bạn hơn? Lightroom hay photoshop? Hãy tự tìm câu trả lời và sử dụng phần mềm đúng đắn nhất