Nhiếp ảnh dưới nước là một cách tuyệt vời để khám phá một thế giới thú vị và kỳ lạ. Bạn hãy dùng những tip sau đây để có những bức hình chụp ảnh dưới nước lộng lẫy nhất.
Nhiếp ảnh dưới nước là một cách không thể tốt hơn để quan sát và ghi hình lại một thế giới cực kỳ sống động mà chúng ta hiếm có dịp trải nghiệm. Bộ môn này cũng mang lại rất nhiều sự thích thú, nó cho phép những bố cục ảnh, những quan điểm độc đáo và sáng tạo của các bạn được bộc lộ.
Nhiều người không bao giờ thử chụp ảnh dưới nước vì họ nghĩ là trang thiết bị phục vụ cho bộ môn này rất đắt đỏ. Tuy nhiên, cùng với sự tồn tại của những chiếc máy ảnh chống nước “giá hàng khủng”, vẫn cỏ những nhà sản xuất cung cấp những chiếc máy ảnh dưới nước giá rẻ có chất lượng không tồi.
Điều đó làm cho môn nhiếp ảnh dưới nước được tiếp cận rộng rãi hơn với tất cả mọi người, từ “lính mới” tới “gạo cội”. Vậy chẳng có lí do gì để bạn không thử đến với nó một lần.
Bất kể kinh nghiệm của bạn ở trình độ nào, điều kiện của bạn ra sao, những nguyên lí của nhiếp ảnh dưới nước luôn không đổi. Bằng cách học theo những chỉ dẫn này, kết hợp với những bố cục nhiếp ảnh truyền thống, bạn sẽ chụp được những tấm hình tuyệt vời trong chốc lát.
SỬ DỤNG ĐÚNG THIẾT BỊ
Khi bạn chụp ảnh dưới nước, chắc chắn là bạn sẽ cần một chiếc máy ảnh có khả năng chống nước rồi. Hợp lý nhất, bạn hãy dùng một chiếc máy ảnh dùng một lần có khả năng chụp trong điều kiện dưới nước, có thể sử dụng được ở độ sâu 50 feet. Chúng rẻ tiền nhưng khá cứng cáp, và được thiết kế để dùng trong một thời gian ngắn, và điều tuyệt vời nhất, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian lo nghĩ về việc làm hỏng máy ảnh, và có thể giành nhiều thời gian hơn để tạo ra những bức ảnh đẹp nhất
Bạn cũng có thể mua những thiết bị chống nước cho máy ảnh số, thậm chí cả máy ảnh film của bạn. Những thiết bị này giúp bạn có thể sử dụng các body máy ảnh và ống kính thường ở dưới nước, nhưng thực sự những thiết bị này rất đắt tiền, nên có lẽ chúng chỉ giành cho những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
TÌM ĐẾN NƠI CÓ NGUỒN NƯỚC SẠCH
Có một thứ có thể phá hoại ảnh chụp dưới nước, đó là nguồn nước đục. Nếu nước chứa nhiều đất cát và tạp chất, những bức ảnh của bạn cũng đục ngầu như vậy. Hãy xem xét xem bạn có thể di chuyển sang một vùng nước khác, nếu không, hãy tiến lại gần hơn với chủ thể bạn muốn chup, bạn ở càng gần chủ thể thì những bức hình bị ám đục sẽ ít hơn.
Khi di chuyển, hãy bước đi chầm chậm và cố gắng đừng làm cát dưới biển bị trộn tung lên. Nếu bạn đã lỡ làn như vậy, hãy chờ một thời gian đủ lâu để cát lắng lại vị trí cũ trước khi bạn bấm chụp.
KIỂM SOÁT CƠ THỂ
Rất khó để giữ yên cơ thể và chụp ảnh nếu bạn đang bị trôi trong nước, đặc biệt khi bạn đang ở những vùng biển có dòng biển mạnh, Trong trường hợp đó, hãy tựa cơ thể bạn vào một tảng đá, hoặc nhờ một người bạn giữ cho cơ thể bạn được ổn định khi bạn chụp ảnh nhé.
NHỚ HÍT THỞ
Hãy hít thở sâu vài lần trước khi xuống nước, hoặc tốt hơn là dùng ống thở. Điều này giúp bạn có giành được nhiều thời gian hơn cho các khung hình, bố cục và bấm chụp trước khi phải ngoi lên hít thở lần nữa,
Thời gian duy nhất bạn không nên thở đó là khi bạn chuẩn bị chụp ảnh. Bởi khi đó, bong bóng khí từ mũi và miệng của bạn sẽ đi qua ngay trước ống kính, có thể làm hỏng một bức hình đẹp của bạn.
Hãy vui vẻ : Nhiếp ảnh dưới nước là để mang đến cho bạn thêm nhiều niềm vui, vậy đừng ngại thử nghiệm các góc máy và các chủ thể khác nhau:
Chụp trên mặt nước: Máy ảnh chống nước vẫn có thể hoạt động bình thường trên mặt nước, và lý tưởng nhất với những bức hình chụp ở nơi bạn làm nước bắn tứ tung.
Chụp ảnh kiểu “nửa nọ nửa kia”: Bố trí một nửa ống kính trên mặt nước và nửa còn lại dưới mặt nước để tạo ra một bức ảnh có một sự chia cách.
Lộn nược: Khi bạn ở dưới nước, cơ thể bạn ít chịu ảnh hưởng của trọng lực hơn, bạn có thể đi chuyển dễ dàng tất cả các hướng. Hãy nắm lấy lợi thế này và chụp những bức ảnh từ nhiều góc độ và nhiều điểm nhìn khác nhau.