Thay vì mua những chiếc ống kính mới lúc nào cũng đắt tiền, rất nhiều nhiếp ảnh gia chọn mua thiết bị đã qua sử dụng và rẻ tiền hơn. Ngoài một số loại ống kính bắt buộc phải mua mới (hay ít nhất là trong một khoảng thời gian) như chiếc Tamron 24-70mm f/2.8 vừa mới ra lò, thị trường ống kính cũ thường là một nơi đáng cân nhắc để lựa chọn. Trong bài báo này tôi sẽ giải thích lợi ích của việc mua những chiếc ống kính đã qua sử dụng, đồng thời đưa ra một số mẹo nhỏ giúp bạn mua được những sản phẩm chất lượng cao và sử dụng tốt trong khoảng thời gian dài tiếp đó.
TẠI SAO CHỌN MUA NHỮNG ỐNG KÍNH ĐÃ QUA SỬ DỤNG?
Một lý do đương nhiên đó là tiết kiệm chi phí. Những chiếc ống kính cũ (trong điều kiện đầy đủ chức năng) có thể được mua với giá rẻ hơn khoảng 30% so với giá ban đâu, đôi khi có thể hơn. Điều này càng trở nên tiện ích hơn khi bạn muốn đổi sang những hệ thống thiết bị khác – ban có thể thường xuyên mua những chiếc ống mới khi bán những chiếc ống cũ, với không chút đau đớn lòng nào. Đương nhiên những chiếc ống kính mới hơn sẽ đắt hơn một chút, nhưng vẫn rẻ hợn so với hàng bán lẻ. Trong một số trường hợp, phương pháp này cũng tùy thuộc và quan điểm mỗi cá nhân rằng anh ta có thoải mái khi mua lại ống kính cũng người khác không.
Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp đó là liệu những chiếc ống kính đã qua sử dụng có được bán với đầy đủ tiện ích nhất không? Một cách ngắn gọn, thường là không, trừ khi bạn có cơ hội được tự kiểm tra tổng thể trước khi bạn quyết định mua nó. Có rất nhiều cách để chắc chắn rằng bạn không mua phải hàng rởm, và để bạn tự bảo về bạn thân khỏi sự lãng phí tiền bạc. Để tôi chỉ cho bạn một bí mật – hơn nửa những thiết bị tôi mua đều là hàng đã qua sử dụng, bao gồm cả con 50mm f/1.4G tôi sử dụng nhiều hơn bất cứ chiếc ống nào khác.
NẾU MỘT CHIẾC ỐNG ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐANG ĐƯỢC GIẢM GIÁ, LIỆU CÓ PHẢI LÀ NÓ KHÔNG TỐT HAY KHÔNG?
Trên đời không phải ai cũng không đáng tin tưởng như bạn nghĩ, và hầu hết những người bán đều có những lý do hợp lý để bán đi thiết bị của họ. Hãy tự hỏi mình một câu: nếu bạn tự bán cái ống kính của mình, liệu bạn có muốn lừa ai đó bằng một thiết bị hỏng không? Có hàng ngàn lý do – một số người bán thấy họ không cần phải sử dụng loại ống đặc biệt đó, hay họ tìm được loại ống khác mà họ cho là phù hợp với phong cách chụp của mình hơn. Mọi người bán những chiếc ống kính như vậy vì rất nhiều lí do, và ngược lại. Một số khác lại do họ bắt đầu thích một thể loại đặc biệt của nhiếp ảnh, như chụp các loài chim chẳng hạn, nên họ bán lại những ống chụp góc rộng của mình. Những người khác lại muốn đổi sang hệ thống thiết bị khác hay không hài lòng với loại ống kính được cho là ổn với bạn (rất nhiều người thấy chiếc 50mm f/1.4G lấy nét chậm, trong khi đó lại là cái tôi rất cần). Dù sao chăng nữa, số lý do khả thi đều vượt quá số lượng những tên trộm và lừa đảo, bởi vậy, hãy yên tâm.
Với những suy nghĩ nhưng vậy, cũng để cho công bằng, tôi cũng nên đề cập đến một số người thật sự muốn lừa những người mua bằng cách bán những chiếc ống kính rởm, và tôi cũng đã mắc phải trường hợp này (tôi đã mua một chiếc ống bị lỗi AF nghiêm trọng đến mức chẳng thể dùng được, và tôi lại bán lại cho một người giá rẻ cùng với những cảnh báo). Và bởi vậy nên ta cần một số chỉ dẫn ngắn gọn và đơn giản để việc mua ống kính đã sử dụng trở nên an toàn hơn.
MỘT SỐ CHỈ DẪN CHUNG
Dưới đây là một vài bước cơ bản tôi thực hiện khi mua ống đã qua sử dụng:
- Nguồn mua đáng tin cậy.
Nguồn mua đáng tin cậy không có nghĩa là bạn phải biết người sẽ bán hàng cho bạn, đừng hiểu sai ý – những cuộc gặp gỡ là không cần thiết, bạn có thể bỏ bước quan trọng này nếu muốn. Nhưng nguồn mà bạn sẽ mua ống kính mới thực là vấn đề đấy. Ebay đương nhiên sẽ là đích đến đầu tiên, và sau đó là mục mua bán trang thiết bị trên diễn đàn Fred Miranda. Cả hai nguồn này đều có sự đánh giá và hệ thống phản hồi đáng tin cậy, bởi vậy bạn có thể biết rằng liệu người bán ống kính cho bạn có đáng tin hay không dựa vào những người đã từng mua sản phẩm của anh ta. Nhưng điều này chỉ đủ để biết liệu người bán dường như có nói dối về chất lượng của sản phẩm hay không.
Hãy chắc chắn rằng bạn biết cách liên lạc với người bán thiết bị cho bạn, cũng như họ tên đầy đủ của anh ta nữa. Có thêm lựa chọn cho việc hoàn trả lại thiết bị là rất hữu dụng, bởi vậy hãy kiểm tra nếu có chính sách đổi trả.
- Mang laptop bên mình
Chiếc máy tính có thể giúp bạn kiểm tra bất cứ lỗi hay khiếm khuyến nào khi dựa vào bức ảnh của bạn, những lỗi như AF không chính xác hay lỗi lấy nét.
- Kiểm tra điều kiện quang học
- Kiểm tra các vết nấm mốc, xước, hay bụi bẩn của ống: cách tốt nhất để làm việc này đó là chiếu ánh sáng qua ống (với đơn giản là một chiếc bóng đèn, nếu muốn thì có thể là một ngọn đuốc) – bất cứ khuyết điểm nào đều có thể hiển hiện. Không cần phải lo lắng về một vài vết xước nhỏ hay bụ bẩn – đó là điều thường thấy và không có những ảnh hưởng nhiều đến chất lượng ảnh. Tuy vậy, hãy kiểm tra cẩn thận cả phía trước và sau những khiếm khuyết, và nếu tìm thấy, giá cả nên phản ánh được đôi điều.
Nấm mốc lại nguy hiểm hơn, một khi có nấm mốc, chúng rất khó để làm sạch và làm hỏng lớp phủ ống kính, bởi vậy, hãy tránh xa những ống kính bị nấm mốc bên trong.
- Đảm bảo rằng ống kính đó còn lấy nét tốt: một chiếc ống kính lấy nét tệ sẽ là điểm yếu lớn nhất. Đây có thể là một ý tưởng tốt để chụp những bức tường nứt, phần kéo dài của sợi vải, hay những vật có nhiều chi tiết. Sau khi chụp, hãy kiểm tra kĩ bức ảnh – phía bên trái và phải trung tâm sắc nét đều nhau. Nếu bạn thấy ống chỉ cho được ảnh nhạt mờ (theo những ví dụ và những bài nhận xét bạn đã xem) thì đó có thể bị lỗi lấy nét nghiêm trọng. Lỗi này cần được sửa bởi nhà sản xuất, dịch vụ chuyên nghiệp. Lỗi lấy nét thường dễ nhận thấy khi chụp hay đóng ảnh góc rộng.
- Kiểm tra điều kiện cơ học
- Những vết trầy xước và hao mòn: cách nhìn ống có thể tiết lộ khá nhiều về cách ống được sử dụng trước đó. Chiếc ống đó có vết xước nào không? Nếu không có gì đáng kể, bạn không nên lo lắng quá nhiều, nhưng với giá cả thì nên. Mọi thứ có thể nghiêm trọng hơn khi bạn kiểm tra những chiếc ốc vít gắn chúng lại với nhau – đã có ai từng tháo chúng ra chưa? Điều đó có thể cho thấy những vấn để về điện hay cơ học có thể có trước đó. Nếu không được sửa bằng dịch vụ chuyên nghiệp, ống kính có thể bị lỗi lấy nét, vv… Cùng đó, những chiếc ống kính chuyên nghiệp như 24-70mm f2.8 và 70-200mm f2.8 có thể có những vệt dấu ở ngoài – những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng thiết bị mà không lo lắng quá nhiều về lỗi thẩm mĩ, bởi vì ống kính chỉ là công cụ thôi (rất nhiều nhiếp ảnh gia quên mất điều này). Nếu những lỗi đó được thể hiện trong giá tiền thì đừng lo lắng quá. Một số ống kính bị tróc lớp sơn hay vỏ cao su là chuyện thường, miễn là bạn thấy ổn với nó, và đừng nên làm ảnh hưởng đến giá trị quang học.
Những hao mòn có vẻ nghiêm trọng hơn, điều đó có nghĩa là ống kính có thể đã bị rơi. Nếu là lỗi nặng có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng quang học, bởi vậy hãy kiểm tra kĩ càng.
- ống lọc bị lỏng ren: cả ống lọc kim loại và ống nhựa đều có thể dễ dàng bị lỏng ren, và nếu bạn là một người sử dụng ống lọc thì đây là lỗi rất khó chịu. Kiểm tra bộ lọc cẩn thận trước khi quyết định mua máy. Nếu thực sự là ống đã bị hư hại nhưng bạn không sử dụng chúng, như thường lệ, hãy phản hồi để có giá tốt.
- Kiểm tra khẩu độ của ống: thường bạn sẽ muốn gắn ống lên máy ánh của mình. Đóng khẩu độ lại và dùng chế độ xem trước nếu cần thiết. có vệt váng dầu nào trên bề mặt không? Nếu có thì có dễ tẩy không? Đừng lo lắng về độ đối xứng – nó rất hiếm khi xảy ra ngay cả đối với những ống kính đắt tiền nhất. bạn có thể mong đợi độ đối xứng tốt hơn từ ống Carl Zeiss cà Leica, nhưng điều này không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng quan học trong hầu hết mọi trường hợp.
- Chú trọng vòng zoom và lấy nét của máy: phụ thuộc vào thời gian sử dụng của ống, vòng zoom có thể có sự bất hợp tác nhưng đừng bao giờ bị lung lay hay lỏng lẻo. Nếu có thể dễ dàng lật được có nghĩa ống đã được dùng khá nhiều. Trong trường hợp này có thể kiểm tra độ dão – nếu không thì ổn.
- Dù bằng cách nào vòng zoom và độ lấy nét đều nên tốt. Nếu không có nghĩa là có bụi bẩn hay trầy xước ở bên trong, điều này có thể gây ra những hư hại lớn hon. Tất nhiên, ống kính nên chạy tốt ở cả vòng zoom và độ lấy nét. Những vết lõm (nếu có) trên vòng zoom có thể ảnh hưởng đến độ chính xác và độ mượt của ống.
- Chế độ tự động lấy nét
Tốc độ tự động lấy nét có thể khác nhau phụ thuộc vào ống kính hay máy ảnh được sử dụng, tuy vậy nó nên được chạy tốt. Nếu bạn muốn mua một chiếc ống kính, bạn có thể phải đọc hay hiểu ít nhiều về độ mong muốn. Hãy chắc chắn rằng AF vận hành đều theo tốc độ mong muốn – có thể nhanh hơn nhưng đừng lâu hơn (ống 50mm f/1.4G có thể là một ví dụ tốt cho ống chậm lấy nét). Những ống zoom được nâng cấp, đặc biệt là với máy AF-S có độ làm sáng nhanh – 16-35mm, 14-24mm, 70-200mm hoặc tương đương. Hầu hết ống Canon thường rất nhanh, bao gồm cả những ống chính (không như Nikon), ngoài trừ riêng ống 85mm f/1.2 (với cả hai phiên bản).
Đảm bảo rằng nó chính xác (trong phạm vi hoạt động tốt của AF) và khóa chủ đề tốt trên cả chế độ lấy nét đơn và liên tục. Kiểm tra cả khoảng cách lấy nét tốt thiểu cũng như những điểm tập trung vô cực.
CUỐI CÙNG
Nếu bạn có cảm giác rằng món đồ này tốt thật, với mọi trường hợp được nêu trên, thì có vẻ là thật đó. Cố gắng kiểm tra toàn bộ để khỏi phải lo lắng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Mua lại những ống kính đã sử dụng khá tốt, ngay cả những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng vậy, nhưng phải chắc chắn về các thói quen của mình là tốt, và bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi mua lại từ các nhà bán lẻ.
Chúc bạn mua sắm vui vẻ!