Làm thế nào để chụp được những bức ảnh có phối cảnh độc đáo.Một cách giải thích cho việc tạo phối cảnh độc đáo và làm thế nào để sử dụng nó một cách sáng tạo.

Forced perspective : ảnh sử dụng nghệ thuật sắp đặt các chủ thể, hình khối trên mặt phẳng tạo cho chúng ta cảm giác về chiều rộng, chiều sâu, chiều cao và vị trí của chúng  trong mối quan hệ với nhau dựa theo phối cảnh và luật xa – gần

Đây là một kỹ thuật sử dụng ảo ảnh quang học thường dùng để tạo ra sự xuất hiện gần hơn hoặc xa hơn, hoặc theo các kích thước khác nhau so với thực tế của hai hoặc nhiều hơn hai chủ thể.

“Forced perspective” trong chụp ảnh được tạo ra bởi thấu kính đơn của máy ảnh. Khác với đôi mắt của bạn, cái đóng vai trò tạo nên những cảm nhận chiều sâu, máy ảnh chỉ có một mắt. Bởi vậy, máy ảnh không có cảm nhận chiều sâu và nhìn mọi thứ như một mặt phẳng và có hai chiều.

Trong các bức ảnh, một chủ thể dường như hợp nhất với chủ thể khác, và chúng dường như vẽ các sự vật hoặc con người ngược theo hướng trọng lực là cũng là một phần của kỹ thuật chụp ảnh này, do đó chúng dựa vào hướng và tâm điểm hơn là cái nhìn thực tế do cấu tạo mắt đơn của thấu kính.

Thực vậy, ngay cả kỹ thuật “thổi bay bởi khinh khí cầu”  trong sắp đặt phối cảnh do góc nhìn đặt dưới chân của chủ thể được đè lên bởi máy ảnh tạo ra ảo ảnh cao hơn.

Hướng dẫn chụp ảnh kiểu  Forced Perspective

Forced Perspective thường có một số kiểu chụp chính như sau:

Làm cho đối tượng lớn hơn

Làm cho đối tượng nhỏ hơn

Hòa nhập các đối tượng

Chụp ngược chiều

Những bức ảnh Force Perspective thông thường

Mặc dù cơ hội để chụp những bức ảnh sử dụng ảo ảnh quang học gần như là không giới hạn, vẫn có những bức ảnh “tiêu chuẩn” trở nên thông dụng và có một số kiểu cụ thể thường

Bạn có thể nhìn thấy chúng đâu đó trên internet hoặc trên facebook hay Twitter của bạn bè mình.

Giữ hoặc làm chỗ dựa cho một điểm mốc
Giữ hoặc ăn mặt trời/ mặt trăng
Giữ lấy một người nữa trong tay
Một đồ chơi lớn hơn người hoặc vật
Người được treo trên cùng của một bức ảnh
Một người dẫm lên một người khác
Một bức ảnh hoặc cảnh tượng cũ được hòa vào một phong cảnh.

Làm thế nào để chụp một bức ảnh có ảo ảnh quang học ?

Quy trình để chụp một bức ảnh có phối cảnh độc đáo thay đổi dựa vào kiểu ảnh quang học mà bạn muốn.

Tôi phân loại ra một số kiểu chụp ảnh như dưới đây:

Bức ảnh “Forced Perspective” có kích thước thay đổi

Chiều sâu của cảnh, khoảng cách và đường đi của ánh sáng là 3 yếu tố chính trong một bức ảnh tạo phối cảnh có kích thước thay đổi. Đây là kỹ thuật được dùng trong làm phim từ nhiều thập kỷ trước khi có đồ họa bằng vi tính. Darby O’Gill và Little People là ví dụ tuyệt vời cho bộ phim được làm bằng kỹ thuật chụp ảnh quang học.

Khi chụp ảnh kiểu này, đối tượng bạn muốn xuất hiện nhỏ hơn cần được ở xa máy ảnh hơn đối tượng bạn muốn lớn hơn. Khoảng cách phụ thuộc vào sự khác biệt kích thước mà bạn muốn đạt được. Để co lại một thú cưng bạn cần 6 đến 8 bước chân. Để co lại một ngọn núi bạn cần đến một dặm hoặc hơn. Hình ảnh thực tế và mong muốn càng khác nhau thì càng cần nhiều khoảng cách.

Hầu hết các bức ảnh sẽ được tạo ra với một thấu kính rộng (35mm hoặc ít hơn) và cài đặt F-Stop lớn. Độ lớn của F-Stop phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai đối tượng. Sử dụng cài đặt là cần thiết để đưa cả hai vật thể vào tâm điểm, Nếu bạn không có thiết bị kiểm soát tâm điểm thủ công trên máy ảnh, bạn có thể cài đặt tự động 1/3 sau vật thể gần nhất bởi vì độ sâu của trường ảnh (DOF) rơi vào khoảng 1/3 trước tiêu điểm và 2/3 sau tiêu điểm.

Mỗi lần xác định trọng tâm của bức ảnh, bạn sẽ cần phải cài đặt lại dòng hình ảnh. Nếu chủ thể không chạm vào trong ảnh, dòng hình ảnh cũng không tới hạn như khi chủ thể xuất hiện để chạm.

Nếu bạn cài đặt một bức ảnh nơi mà chủ thể xuất hiện để chạm vào, ví dụ như một người đứng trên tay một người khác, bạn có thể cần giá để máy để đảm bảo sự vững vàng, bạn cần điều chỉnh lại đường ngắm để các chủ thể không bị có khoảng cách và đè lên nhau trong những điểm sai.

Nhập các đối tượng trong ảnh Forced Perpective

Để hòa nhập các đối tượng, ví dụ xu hướng hiện tại của các bức ảnh trước đây là giữ phía trước tầm nhìn hiện tại của cùng một cảnh, bạn sẽ theo quá trình tương tự như thay đổi kích thước tập trung vào ảo ảnh chỉ thay bằng nhấn mạnh sự khác biệt về kích thước, bạn sẽ tạo ra được sự kết nối giữa các kích thước khác nhau của cảnh hiện tại trong bức ảnh. Do bạn sẽ giữ những hình ảnh (gần với máy chụp ảnh), F-Stop lớn (độ mở ống kính nhỏ) và thấu kính rộng sẽ thực sự quan trọng để đưa cả hai đối tượng vào tâm điểm.

Defying gravity trong một bức ảnh là một trong những kiểu chụp tạo phối cảnh độc đáo dễ nhất. Nền tảng của bức ảnh gravity defying là quay bức ảnh lộn ngược lại hoặc cùng hướng với chủ thể. Chủ thể sẽ nằm xuống trên mặt đất với chân ở trên tường như thể là họ đang ngồi ngược với tường, nhiều đối tượng có thể nằm trên mặt đất ở những vị trí khác nhau để xuất hiện, hoặc đối tượng có thể tựa vào ô cửa để tạo ra ảo giác là đang bị treo lên.

Đừng sợ trải nghiệm những bức hình của bạn để tìm ra cái đẹp nhất. Tìm một địa điểm phù hợp cho từng kiểu hình là một vấn đề khó.

Để tìm kiếm một địa điểm, tìm một điểm nơi mà đối tượng có thể nằm lên trên mặt đất theo cách mà bạn trông giống như đang ngối ngược lại một bức tường và máy ảnh cần được đặt nơi mà bức tường trông giống như nền nhà.

Những lựa chọn khác về địa điểm:

Các bến tàu nơi mà hình ảnh phản chiếu mặt đất khá rõ.

Các hành lang dài với cửa và cột ở cả hai phía cho phép các đối tượng ngả lên hành lang để gợi ý đến việc treo lên hoặc trèo lên trần/ nền nhà mỗi lần quay ảnh.

Khi bạn quay hướng bức ảnh để tạo ảo ảnh, nhớ rằng tầm nhìn thẳng là rất quan trọng để bạn không làm gãy ảo ảnh.

Hơn nữa, hãy lưu ý đến quần áo và vị trí tóc của đối tượng. Tóc và phần giàn khung cái mà để treo lên khác so với thực tế bên ngoài bức ảnh sẽ nhanh chóng phá vỡ ảo ảnh.