Bạn muốn chụp những bức ảnh đẹp về thực vật? Đừng bỏ lỡ 6 bí quyết sau đây

Về cơ bản tôi là một nhiếp ảnh chuyên chụp phong cảnh nhưng gần đây tôi chụp hình nhiều và  đã tìm thấy rất nhiều niềm vui trong việc chụp ảnh thực vật, cả trong vườn bách thảo và trong tự nhiên.Khi bạn chụp các kiểu ảnh nhỏ hơn như thế này, bạn sẽ cảm thấy thanh bình hơn là chụp phong cảnh bởi cách thức chụp thường phải chậm lại, tìm kiếm chi tiết và dành thời gian xây dựng, hoàn thiện bức ảnh ở những điểm nhỏ nhất.. Và đã có nhiều nhiếp ảnh đi qua những cảnh này nhưng không có ý tưởng mới lạ, vậy nên bạn sẽ có nhiều cơ hội để tạo ra những bức ảnh nghệ thuật độc đáo và sáng tạo giống như bạn chụp ảnh dưới nước

Xét về mặt thiết bị, tất cả những bức ảnh trong bài viết này được tạo ra bởi những ống kính macro 100mm, nó khá là hữu ích nhưng là điều không cần thiết. Với bản thân tôi, tôi thường sử dụng ống kính Canon 100mm f/2.8 L để làm việc nhưng là một ống kính macro tiêu chuẩn hoặc ống kính tele trung bình của bất cứ hãng sản xuất nào ( ngắn hơn tiêu cự tối thiểu sẽ tốt hơn). Với  những bức ảnh có độ sắc nét, tôi chọn khẩu độ là f/16 hoặc f/22 để được những hình ảnh chính ở tiêu điểm. Và có một lưu ý rằng với những khẩu độ nhỏ hơn ở những ống kính khác có thể làm giảm chất lượng hình ảnh, nhưng tôi nhận thấy chiếc ống kính đặc biệt của tôi vẫn hoạt động tốt ở giới hạn của nó. Đối với những bức ảnh có kỹ thuật then chốt phụ thuộc vào độ sâu trường ảnh nông, tôi chọn khẩu độ rộng hơn là f/2.8 hoặc f/4 để tạo độ mờ ảo cho bức ảnh khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn.
Hầu hết các bức ảnh, tôi đều đặt ống kính khá gần với sự vật thường chỉ cách 1 inch. Trong một số trường hợp, ví dụ như bức ảnh ở trên, tôi đặt một cái giá đỡ 3 chân và thử nghiệm với một số thay đổi nhỏ cho tới khi tôi thấy ưng ý. Lí do tạo ra những thay đổi nhỏ là để tạo ra những sự khác biệt lớn của bức ảnh với những bức ảnh khác. Với những tấm ảnh khác, ví dụ như tấm ảnh ở dưới có độ sâu trường ảnh nông, tôi giữ chặt máy ảnh do đó tôi có thể di chuyển qua lại để thử nghiệm với một số thay đổi vị trí nhỏ. Ngoài những kỹ thuật cơ bản còn có 6 bí quyết chụp ảnh thực vật được chia sẻ dưới đây.
Tìm kiếm cơ hội quanh năm

Dù bất cứ khi nào, là thiên nhiên hay những khu vườn đã được cắt tỉa đều cho chúng ta cơ hội tạo ra những bức ảnh tuyệt vời. Trong mùa đông hay khi xuân đang sang thì lại đòi hỏi bạn có sự tích cực quan sát, tìm kiếm sự vật và có một tâm hồn cởi mở sẽ là lợi thế để phát hiện ra những điều mới lạ và thú vị. Bức ảnh này được chụp tại vườn bách thảo Denver giữa mùa đông. Có thể thấy có một số giọt nước ở trên lá làm cho chúng hấp hẫn hơn là sức sống trong mùa hè. Hơn nữa, cái lạnh của mùa đông đã mang đến cho thực vật những màu sắc đáng yêu mà tôi không thể thấy ở khoảng thời gian khác trong năm. Thường là màu xanh lá cây tươi sang, màu vàng và cam. Ngoài những thực vật này, những ngày đông như thế này tôi cũng đã tìm thấy đồng cỏ, cây xương rồng, họ cây xương rồng và cây lá kim. Tất cả, tất cả tạo nên sự hoàn mĩ mà sẽ là sự lựa chọn bất ngờ của nhiếp ảnh gia.

Tìm kiếm mô hình và kết cấu

Bằng sự quan sát tinh tế chúng ta có thể thấy thiên nhiên có “muôn hình vạn trạng”. Bởi vậy, qua thời gian tìm tòi và nhận thức được các sự vật, chi tiết ở một địa điểm, nhiếp ảnh gia có thể nhận ra được tất cả các loại khung cảnh nhỏ khác nhau tạo nên giá trị bức ảnh. Bức ảnh trên, sự lặp đi lặp lại của mô hình và sự nhất quán về màu sắc của cây me đất là hai yếu tố quan trọng tôi đã sử dụng trong việc thực hiện bức ảnh này. Loài cây này khá phổ biến dọc con đường mòn vùng Tây Bắc Thái Bình Dương nhưng lại chỉ mất một chút thời gian là có thể tìm được nó ở khu vực có điều kiện thuận lợi với thực vật phát triển có độ cao tương tự, điều này sẽ làm cho những hình ảnh chính trên tiêu điểm được chiếu sáng dễ dàng hơn. Thời gian tới bạn nên ra ngoài cùng chiếc máy ảnh, dành một chút thời gian để tìm hiểu về các hình dạng của sự vật trong tự nhiên. Lớp cỏ phủ trên đất, vỏ cây, cây xương rồng, và các loài khác nhau trong thực vật đều có thể cho những hình thù và cấu trúc thú vị khi chúng ta bắt đầu đi tìm chúng.

Tổng quát về độ sâu trường ảnh nông

Điều tối thiểu đối với một thợ ảnh chụp ảnh phong cảnh là biết tổng quát về độ sâu trường ảnh nông và yếu tố nằm ngoài vùng nét, điều này làm thay đổi lớn về năng lực trí tuệ (hay nói cách khác là kỹ năng). Khi bạn chụp đối tượng nhỏ như cây cối  hay hoa thì độ sâu trường ảnh nông có thể được chuyển đổi từ chân thực tới trừu tượng. Thay vì chụp ảnh những cánh hoa, hay gai hoặc lá cây thì bạn có thể thử chụp cành và cuống chùm hoa như ở bức ảnh trên. Nghệ thuật của bức ảnh nàyđược tạo ra bởi sự tuyệt diệu của kỹ thuật độ sâu trường ảnh nông.
Trong trường hợp của bức ảnh đầu tiên về hạt (đường kính khoảng 2 inch) khoảng cách khá gần, tôi đã sử dụng khẩu độ rộng là f/2.8 và thử nghiệm với tiêu điểm khác. Như thế tôi có thể làm nổi bật được những bức xạ tự nhiên giữa những cây cỏ. Và cùng là một cây nhưng sẽ khác nhau hoàn toàn nếu như có một thay đổi nhỏ tiêu điểm, cảnh vật cũng sẽ khác với bức ảnh thứ hai. Có thể tưởng tượng rằng những hạt sẽ giống với cái ô lộn ngược. Khi so sánh giữa hai bức ảnh được chụp với khoảng cách gần và sử dụng khẩu độ rộng của cùng một đối tượng chụp trong vài phút với nhau chúng ta sẽ thấy sự khác nhau về tiêu điểm, độ sâu trường ảnh và chiều sâu, vị trí khung cảnh.

Sự trải nghiệm với ánh sáng

Đèn nền là thứ ánh sáng ở phía sau đối tượng bạn chụp, nó là một trong những thứ ánh sáng khó thực hiện khi chụp ảnh nhưng nó lại có thể thể hiện được sự đam mê và tâm trạng của bạn trong bức ảnh. Với bức ảnh này tôi đã nằm trên mặt đất để ngang tầm mắt với những bụi cây trần trụi của mùa đông và dưới ánh nắng mặt trời và sử dụng độ sâu trường ảnh nông để làm cho ánh sáng và những bụi cây nằm ngoài vùng nét. Những sự vật mờ như là một cụm cây liễu, cây xương rồng và nhiều hoa với ánh sáng nền tốt, những thứ đó có thể biến thành một bức ảnh tuyệt hảo. Việc chụp những bức ảnh này có thể lấy của bạn nhiều công sức, bạn có thể thất bại trong những lần thực hiện và hoàn thiện kĩ năng của bạn bởi vậy bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để thử lại nếu như những nỗ lực đầu tiên của bạn không tiến triển như bạn hi vọng.

Khoảng cách gần

Trong hầu hết các bức ảnh chụp thực vật tôi thường đặt gần với đối tượng chụp (ngay tại tiêu cự tối thiểu trên ống kính). Với khoảng cách gần với sự vật có thể giúp cho bạn cô lập sự vật loại bỏ đi những khung cảnh không cần thiết, và làm nổi bật yếu tố nghệ thuật của nó. Mỗi cánh hoa hồng nhỏ ở bức ảnh trên có kích thước bằng một cục tẩy và thân cây to bằng nắm đấmtay được bao quanh bởi đá và đất. Bắt gần hơn với sự vật sẽ loại bỏ những yếu tố gây phiền nhiễu và như thế sẽ khiến bức ảnh được trọn vẹn chỉ bởi những bông hoa. Tấm ảnh này cũng làm nổi bật sự quan trọng của những chi tiết xung quanh. Loài cây này phát triển ở khe vách núi và đá trơn ở trong vườn quốc gia Zion mà không được mọi người để ý, hầu hết họ đi qua mà không có sự chú ý nào đến nó.

Đừng sợ khi bị coi như kẻ ngốc

Trong một chuyến thăm quan tôi đã bắt gặp cánh hoa hồng rất cuốn hút, nó làm tôi muốn lưu lại hình ảnh của nó qua những tấm ảnh trước khi rời khỏi nơi đây. Loài cây này mọc một cách kì dị trong một chậu hoa, ngay trước lối vào mà tất cả các du khách đều đi qua khi đến đây. Do ở gần mặt đất và có hình dạng kì dị nên khi chụp nó tôi đã phải quỳ xuống và xoay người cho đến khi bắt được góc chụp đẹp. Hành động đó của tôi làm cho một số vị khách đi qua cười và băn khoăn tự hỏi rằng tôi có thể chụp được gì với tư thế đó. Nói chung, tôi cũng nhận được phản ứng từ người khác như thế một vài lần mặc dù việc tôi làm cũng không cản đường của họ. Bởi vậy tôi chấp nhận bị coi như ngốc một chút để có thể thực hiện được việc mình muốn, đó là chụp ảnh. Do đó bạn nên quên những gì người khác sẽ nghĩ miễn là bạn không ảnh hưởng tới sự trải nghiệm của người khác, cảm thấy thoải mái là chính mình để tạo nên những bức ảnh tuyệt vời.
Với những hướng dẫn chụp ảnh thực vật trên đây, bạn sẽ có một album ảnh chất lượng. Cùng vận dụng ngay nhé!

Chức năng bình luận bị tắt ở Bạn muốn chụp những bức ảnh đẹp về thực vật? Đừng bỏ lỡ 6 bí quyết sau đây