Những nguyên tắc cơ bản: ánh sáng, tạo dáng, phối cảnh, số lượng, chất lượng và thời gian
Nếu việc chụp ảnh không xa lạ gì với bạn, đặc biệt là việc chụp đồ ăn, bạn cũng biết những điều trên là những nguyên tắc cơ bản để có được một bức ảnh tuyệt vời. Nó cũng không khác mấy khi áp dụng với chụp bằng điện thoại.
1, Ánh sáng: Tự nhiên và nhân tạo
Chụp ảnh đồ ăn, ánh sáng quyết định tất cả, không quan trọng bạn chụp bằng 1 chiếc iPhone hay bằng 1 chiếc máy cơ đắt tiền. Nếu bạn không có đủ ánh sáng tốt bạn sẽ không tạo nên những bức ảnh chất lượng. Ánh sáng tự nhiên ban ngày là tốt nhất, càng nhiều càng tốt. Miễn là bạn không ở ngoài trời, ngay bên dưới ánh nắng mặt trời, thì việc tìm một nơi ấm cúng, ngay bên cạnh 1 chiếc cửa sổ lớn không phải là vấn đề. Hãy đảm bảo rằng ánh sáng chiếu từ cửa sổ ở 1 bên của đồ ăn, điều đó sẽ giúp bố cục của bức ảnh trở nên rõ rang hơn.
Nếu ngoài trời đang tối dần và ánh sáng từ bên ngoài không đủ, dùng 1 chiếc gương để phản xạ ánh sáng là 1 ý tưởng cho bức ảnh đẹp của bạn, bạn cũng không phải lo việc bật chế độ bóng tôi ở điện thoại.
Nhưng phải làm gì khi ánh sáng ngoài trời không sẵn có khi bạn chụp? Dù là chụp bất cứ thứ gì, tạo ánh sáng của riêng bạn sẽ mang lại sự linh hoạt rất lớn. Có rất nhiều thiết bị di động nhỏ như video light hoặc là đèn LED có thể cầm tay hay mang theo bên mình. Tôi tình cờ biết về chúng trong một lần chụp bữa tối của mình. Khi đó đã xâm xẩm tối, tôi gặp vấn đề ảnh bị mờ và không thể lấy nét. Tôi đã sử dụng nguồn ánh sáng liên tục từ Westcott Spyderlite (một loại đèn chụp ảnh chuyên nghiệp) để thay thế. Kĩ thuật chụp ảnh sử dụng ánh sáng nhân tạo không đa dạng như khi chụp với ánh sáng tự nhiên. Bức ảnh trông sẽ khác so với việc chụp với ánh sáng tự nhiên một chút nhưng tôi thích điều đó trong một vài bức ảnh của mình. Nếu bạn là tín đồ của ánh sáng tự nhiên thì tôi khuyên bạn hãy làm sao để ánh sáng đó lan đều trên đồ vật chứ không bị quá chói, quá gắt.
2, Hiểu về luật gần xa
Nếu bạn thích sự mở ảo và không gian 3D, bạn hẳn sẽ thất vọng khi chụp ảnh bằng điện thoại. Hãy chuẩn bị tinh thần cho những bức hình phẳng của không gian 2D. Do có quá nhiều chiều sâu và chỉ có 1 chiều dài tiêu cự duy nhất cùng với lỗ kính chậm, camera của điện thoại sẽ không thể nào làm được những gì mà chiếc máy cơ xịn có thể làm. Tất cả những gì bạn có được từ chiếc camera điện thoại là câu chuyện, môi trường xung quanh mà tự nó thể hiện ra, do đó hãy tạo ra cảm giác như có một câu chuyện cho bức ảnh.
3, Bố cục
Tạo dáng thức ăn, phạm trù thuộc về cá nhân. Tôi không nghĩ sẽ có bất kì ai có thể dạy bạn làm sao để tạo dáng cho món ăn của mình 1 cách đúng nhất. Thử nghiệm và mắc lỗi nhiều lần, bạn có thể tự nâng cao cảm quan, khiếu thẩm mĩ riêng cho bản thân. Luyện tập, luyện tập và luyện tập bạn sẽ tự biết làm thể nào để khiến món ăn trước mặt trông thật hấp dẫn. Với tôi, có 3 thứ cơ bản cho mọi kiểu tạo dáng thức ăn: phối màu, đúng khẩu phần, trang trí món ăn và phông nền tốt. Một chiếc đĩa trắng lớn cùng một chút rau xanh trang trí luôn là tuyệt nhất, mặt khác một chiếc đĩa thức ăn không được trang trí lại đem lại cảm giác thiếu sức hút. Bên dưới là bảng màu, nhìn vào đây bạn có thể biết những màu nào có thể đi với nhau, những màu nào không.
4, Số lượng
Luôn cố gắng bày trí và chụp khẩu phần dành cho một người, trong một khung ảnh. Luật lệ sinh ra là để phá vỡ, nhìn chung bạn thường có xu hướng thể hiện trên những món được chia khẩu phần trước. Một món ăn trông sẽ ngon mắt và hấp dẫn hơn khi được trình bày với khẩu phần dành cho một người.
5, Chất lượng
Lựa chọn những món ăn ngon và đẹp mắt. Nhưng không may là không phải món ăn nào cũng ăn ảnh. Trong cuộc thử thách vừa rồi, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều để chọn ra những món vừa hợp với giới hạn của nhóm thử thách lại phải vừa trông đẹp mắt sau khi được nấu lên. Hãy nhớ đừng chụp nếu món ăn trông không hấp dẫn, nếu cần thiết hãy tạo dáng cho chúng trước.
6, Thờigian
Với những người chụp ảnh qua điện thoại, thời gian không phải là vấn đề. Có điện thoại trên tay, bên dưới là đồ ăn, bạn chụp, thế thôi. Nhưng tôi vẫn có 1 lưu ý nho nhỏ, hãy luôn cố gắng chụp ngay khi món ăn còn tươi ngon nhất, khi chúng vẫn còn đang nóng trên đĩa, hay chưa bị tan chảy, đang sẵn sang để thưởng thức. Một món ăn đã ở trong tủ lạnh của bạn cả một tuần thì hoàn toàn chẳng còn gì hấp dẫn nữa.
7, Chỉnh sửa
Chỉnh ảnh qua chiếc camera điện thoại có thể rất khác. Đây là kinh nghiệm của tôi: VSCOcam, một ứng dụng khá thời thượng hiện nay. VSCOcam về cơ bản là một công cụ chỉnh sửa ảnh mô phỏng những tấm phim ta vẫn thấy. Sự thuận tiện của công cụ này đó là có rất nhiều sự lựa chọn và khá dễ để sử dụng. Bắt đầu bằng việc chọn bộ lọc mà bạn yêu thích sau đó là chọn độ chắn sáng bằng cách chạm vào màn hình. Bạn có thể vào phần cài đặt để điều chỉnh độ cân bằng trắng, hướng ảnh, độ bão hòa của ảnh và nhiều thứ khác nữa. Ngoài ra còn nhiều ứng dụng hiệu chỉnh ảnh rất thú vị, hãy khám phá nhé!
Tôi hi vọng bài viết này có ích cho những ai quan tâm đến máy ảnh điện thoại và đồ ăn.
Hãy gạt bỏ 9 lỗi làm mờ ảnh sau để có bức ảnh sắc nét nhất!
- Lỗi back-focus
Back-focus là nỗi ám ảnh khó chịu của hầu như tất cả các nhiếp ảnh gia, đó là khi bạn nghĩ mình đang lấy nét tự động một vật thể chính nhưng máy ảnh lại lấy nét vào vật thể ở phía sau, làm hỏng bức hình. Lỗi back-focus xảy ra chủ yếu trong các trường hợp bạn lấy nét ở gần một hàng rào/ tấm chắn giữa vật thể chính và phông nền.
Cách duy nhất để sửa lỗi này là lưu ý những tình huống có thể xảy ra lỗi. Nếu đang chụp ảnh ở gần một hàng rào hay tấm chắn bạn cần cẩn thận hơn, hoặc có thể khóa nét ở một vùng khác an toàn hơn trước khi quay lại với khung hình cũ. Liên tục chú ý xem đã lấy nét chính xác chưa, nếu bạn có một thiết bị lưu trữ ảnh thì cũng không hại gì khi chụp thêm một vài bức ảnh để chắc chắc là đã lấy nét đúng.
- Tốc độ cửa trập quá chậm khi chụp ảnh bằng tay
Kinh nghiệm kinh điển là tốc độ cửa trập phải luôn luôn dựa trên tiêu cự ống kính để bù trừ cho độ rung của máy ảnh tay cầm.Ví dụ nếu bạn dùng ống kính góc rộng như ống 30mm, tốc độ cửa trập tối thiểu phải là 1/30 giây để đảm bảo ảnh sắc nét. Nếu bạn dùng ống kính chụp xa như ống 200mm, lưu ý này thậm chí còn quan trọng hơn vì tốc độ cửa trập phải là 1/200 giây để bù trừ cho độ rung do tay.
Những nhiếp ảnh chụp ảnh ở chế độ ưu tiên khẩu độ thường bị lỗi này khi không để ý đến tốc độ cửa trập, tốc độ cửa trập có thể quá thấp so với thông số có thể chấp nhận được.
Hãy nhớ rằng nếu dùng cảm biến cỡ nhỏ hoặc cảm biến micro four thirds, bạn phải biết tiêu cự ống kính đúng kính thước (full-frame) tương ứng để tính toán tốc độ cửa trập tối thiểu cần thiết.Ví dụ, nếu bạn dùng cảm biến cỡ nhỏ với tiêu cự 1.5và đang dùng ống kính 200mm, tốc độ cửa trập tối thiểu yêu cầu là 200mm x 1.5 = 300 hay 1/300 giây.
- Tốc độ cửa trập quá chậm để bắt chuyển động
Để bắt chuyển động bạn cần phải sử dụng tốc độ màn trập nhanh. Các thông số mà tôi sử dụng là 1/250 giây khi chụp người đang đi bộ. Tốc độ cửa trập cho chụp hình chạy bộ hoặc chơi thể thao có thể ở giữa 1/500 hoặc 1/1000 tùy thuộc vào tốc độ, nhưng tất cả phụ thuộc vào tốc độ của chủ thể đang chuyển động. Phải chắc chắn lưu ý hơn tới tốc độ cửa trập khi chụp vật thể đang chuyển động (đặc biệt là khi chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độ)
- Lấy nét vào mắt khi chụp chân dung
Nếu bạn đang chụp chân dung, đặc biệt là với một độ sâu trường ảnh nông và cận cảnh, cần phải lấy nét vào mắt (trừ khi bạn có chủ đích khác vì mục đích sáng tạo). Lấy nét vào mũi hoặc má đều không đủ đẹp, nhất định phải lấy nét vào mắt. Tôi không thể nhớ nổi đã làm hỏng bao nhiêu bức chân dung vì lấy nét vào tai chứ không phải là mắt của mẫu.
- Nâng ISO không đủ cao
Trong các trường hợp bạn đang không cố chụp độ sâu trường ảnh hẹp, nâng ISO thường sẽ là một kỹ thuật nhiếp ảnh rất tốt, thậm chí có khi lên đến 1600, 3200 hoặc 6400 tùy thuộc vào máy ảnh của bạn và ánh sáng. Nâng ISO sẽ cho phép tốc độ màn trập nhanh hơn để bù trừ độ rung khi chụp ảnh bằng tay,bắt chuyển động, và với một khẩu độ nhỏ hơn bạn có thể có độ sâu trường ảnh lớn hơn.Các nhiễu hạt (grain/noise) do nâng ISO thường không đang kể so với độ sắc nét tăng thêm của bức ảnh.
- Không dừng hẳn để chụp ảnh
Đây là điều làm tôi khó chịu nhất, tôi thường thấy điều này khi mọi người đang đi du lịch và bị quá khích bởi môi trường xung quanh. Nếu bạn đang định chụp ảnh, hãy chắc chắn là bạn đứng hẳn lại. Dùng một giây để lấy khung hình trước khi chụp. Nếu bạn chụp ảnh khi đang di chuyển, ảnh sẽ bị hơi mờ, trừ khi bạn sử dụng một tốc độ cửa trập cực nhanh.
- Không làm sạch mặt trước ống kính
Những vết ố trên ống kính sẽ làm giảm độ sắc nét và làm hỏng một số bức ảnh của bạn. Hãy mang theo giẻ lau hoặc dùng một chiếc áo T-shirt mềm để làm sạch ống kính.
8.Không lấy nét được trong bóng tối
Khả năng tự động lấy nét của máy ảnh, đặc biệt là với các máy ảnh entry-level (máy ảnh dùng cho người mới chụp) sẽ giảm đáng kể ở những nơi tối hơn. Hãy chắc chắn chú ý hơn tới điểm máy ảnh đang khóa nét, cố gắng tìm các vật thể trắng, sáng bóng hoặc tương phản để khóa nét ở đó. Nếu vẫn không được, hãy lấy nét bằng tay.
Sử dụng một ống kính với độ mở lớn hơn (như ống kính 50mm /1.8) sẽ hữu ích trong trường hợp này, nó sẽ sử dụng điểm lấy nét trung tâm trong máy ảnh. Ống kính này là loại lấy nét điểm (cross-point type)và thường có thể lấy nét tốt hơn trong điều kiện ánh sáng kém.
- Lỗi khi dùng chân máy
Khi sử dụng một chân máy có ba chân, bạn nên chắc chắn không bao giờ chạm vào nó khi đang chụp ảnh. Kể cả giữ chân máy để nó vững hơn cũng sẽ làm mờ ảnh. Hãy sử dụng một thiết bị điều khiển dây bấm mềm hoặc cài đặt máy ở chế độ chụp ảnh sau hai giây.
Đặc biệt chú ý đến chân máy khi chụp ảnh vào ngày gió. Gió có thể làm rung máy gây mờ ảnh. Để tránh việc này, hãy cố gắng chụp ảnh ở giữa những đợt gió và thậm chí xem xét nâng ISO lên để tốc độ cửa trập nhanh hơn.
Chụp phơi sáng mười giây giữa những đợt gió sẽ dễ hơn nhiều so với chụp phơi sáng 30 giây
Cuối cùng, hãy chắc chắn bạn đã tắt chế độ ổn định hình ảnh khi chụp ảnh trên chân máy. Dù điều này có thể không ảnh hưởng đến một số dòng máy ảnh mới nhưng đó luôn luôn là một thói quen tốt. Hệ thống ổn định hình ảnh có thể gây ra các rung động nhỏ cho máy ảnh trong khi máy đang đứng im hoàn toàn.